PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Thành phố Hà Nội tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước.
Ngày đăng 29/06/2022 | 4:17 PM  | View count: 614

Thành phố Hà Nội tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước.

Ngày 14/6/2022, thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 166/KH-UBND ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng dẫn Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022.

Thực hiện Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; Kế hoạch số 205-KH/TU ngày 10/9/2020 của Thành ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 4097/QĐ-UBND ngày 06/9/2021 của uBND Thành phố phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố; Quyết định số 4098/QĐ-UBND ngày 06/9/2021 của UBND Thành phố phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng dẫn Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 với mục tiêu xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số Thành phố, bước đầu chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước, chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường và công cụ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Theo Kế hoạch chỉ tiêu đề ra trong năm 2022, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; phấn đấu 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đáp ứng yêu cầu được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ quốc gia; 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố; tối thiểu 20% dịch vụ công mới của cơ quan nhà nước có sự tham gia cung cấp của doanh nghiệp hoặc tổ chức ngoài Nhà nước; 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc; 90% hồ sơ công việc tại các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã; 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng…

Theo đó, Kế hoạch đề ra 06 nhiệm vụ chính:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách: Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và xây dựng các kiến trúc, quy chế, quy định của Thành phố về xây dựng, phát triển, quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền điện tử phù hợp với định hướng của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành và tình hình triển khai thực tế của Thành phố.

- Phát triển hạ tầng số: hình thành Trung tâm điều hành thông minh của Thành phố; triển khai Trung tâm dữ liệu chính, dữ liệu dự phòng phục vụ triển khai Chính quyền điện tử theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại; tập trung đầu tư nâng cao, bổ sung các trang thiết bị công nghệ thông tin cần thiết đảm bảo đáp ứng yêu cầu phuc vụ người dân và doanh nghiệp tại bộ phận một cửa; chuyển đổi IPV6 cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn.

- Phát triển nền tảng, hệ thống: triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Thành phố phục vụ kết nối, chia sẻ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Thành phố; triển khai hệ thống giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin của Thành phố.

- Phát triển dữ liệu: Phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng, dịch vụ Chính quyền số trong nội bộ thành phố đảm bảo kết nối, chia sẻ và thực hiện mô hình dữ liệu theo quy định; đẩy nhanh tiến độ số hóa dữ liệu đảm bảo đồng bộ với việc triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, số hoá kết quả giải quyết thủ tục hành chính và lưu trữ điện tử theo quy định.

- Phát triển ứng dụng, dịch vụ: triển khai hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố, kết nối Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số và hệ thống quy mô quốc gia cần thiết; triển khai các ứng dụng, dịch vụ chuyên ngành phục vụ người dân, doanh nghiệp; xây dựng và triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung của Thành phố; duy trì, xây dựng, phát triển các ứng dụng chuyên ngành phục vụ nội bộ các cơ quan nhà nước của Thành phố.

- Đảm bảo an toàn thông tin: Triển khai, nâng cấp và duy trì đảm bảo an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và truyền thông; phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phướng án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ./.

Thanh Thúy

 

 

LIÊN KẾT WEBSITE

  • Quảng cáo
  • Quảng cáo
  • Quảng cáo
  • Quảng cáo

Ứng dụng nội bộ

 

Hiển thị Media

Không tìm thấy video nào

THời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

Số lượng truy cập

Đang truy cập: 12
Tổng: 7.360.015

Bình chọn

Lấy ý kiến bình chọn về nội dung trên trang ?