TIN TỨC - SỰ KIỆN

Quy định mới về tổ chức chính quyền đô thị được thể chế hoá trong Luật Thủ đô năm 2024
Ngày đăng 07/08/2024 | 9:15 AM  | View count: 384

Quy định mới về tổ chức chính quyền đô thị được thể chế hoá trong Luật Thủ đô năm 2024

Ngày 28/6/2024, Luật Thủ đô được Quốc hội khoá XV thông qua tại kỳ họp thứ 7. Luật Thủ đô năm 2024 được ban hành 07 chương và 54 điều, cụ thể là:

Chương I. Những quy định chung: gồm 07 điều (từ Điều 1 đến Điều 7).

Chương II. Tổ chức chính quyền đô thị: gồm 09 điều (từ Điều 8 đến Điều 16).

 Chương III. Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô: gồm 17 điều (từ Điều 17 đến Điều 33).

Chương IV. Tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô: gồm 10 điều (từ Điều 34 đến Điều 43).

Chương V. Liên kết, phát triển vùng: gồm 04 điều (từ Điều 44 đến Điều 47).

Chương VI. Giám sát, kiểm tra, thanh tra và trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô: gồm 05 điều (từ Điều 48 đến Điều 52).

Chương VII. Điều khoản thi hành: gồm 02 Điều (Điều 53, Điều 54).

Trong đó, một số quy định về tổ chức chính quyền đô thị được thể chế hoá tại Luật Thủ đô năm 2024 mang tính đổi mới và đặc thù của Thủ đô, cụ thể như sau:

1. Quy định về tổ chức chính quyền địa phương

So với Luật Thủ đô 25/2012/QH13, Luật Thủ đô 2024 đã bổ sung một Chương về tổ chức chính quyền đô thị, luật hóa các quy định được nêu tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân trước đây. Cụ thể, các điểm mới Luật Thủ đô 2024 đáng chú ý gồm:

1.1 Bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc Thành phố Hà Nội

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Thủ đô năm 2024 quy định “Chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội (Sau đây gọi là Thành phố), huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố, xã, thị trấn là cấp chính quyền gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân”Cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố là nội dung mới được bổ sung tại Luật Thủ đô 2024 (Luật Thủ đô năm 2012 không đề cập đến hay như Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có quy định về tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính nhưng không có quy định về thành phố thuộc Thành phố). Hiện nay, cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố đang áp dụng với thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cụ thể hoá đối với quy định tại Điều 8 Luật Thủ đô năm 2024, tại Điều 11 Luật Thủ đô 2024, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố thuộc Thành phố có 02 Phó Chủ tịch HĐND và tổng số đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách không quá 09 người.

1.2 Không tổ chức HĐND cấp phường tại Thành phố Hà Nội

Tại Điều 8 Luật Thủ đô năm 2024 nêu rõ, chính quyền địa phương ở Thành phố Hà Nội, cấp huyện (huyện, quận, thị xã), thành phố thuôc Thành phố, cấp xã (xã, thị trấn) gồm: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (UBND).

Trong đó, chính quyền địa phương ở phường tại Thành phố Hà Nội là UBND phường - là cơ quan hành chính nhà nước, được tổ chức, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Luật Thủ đô 2024.

Như vậy, việc thí điểm chính quyền địa phương ở phường tại Thành phố Hà Nội chỉ còn UBND phường, không có HĐND phường đã được luật hóa so với trước đây được thí điểm tại Nghị quyết 97/2019/QH14.

UBND phường gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các công chức khác. Nhưng phường loại I và loại II chỉ có không quá 02 Phó Chủ tịch UBND, phường loại III có 01 Phó Chủ tịch UBND.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường là công chức lãnh đạo, quản lý của UBND phường.

1.3 Tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách HĐND

Với đại biểu HĐND: Tại khoản 1 Điều 9 Luật Thủ đô 2024, Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu HĐND, trong đó, đại biểu chuyên trách chiếm ít nhất 25% tổng số đại biểu HĐND.

Như vậy, so với số lượng hiện nay theo khoản 13 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Chính quyền địa phương số 47/2019/QH14, số lượng này đã tăng từ 95 đại biểu lên 125 đại biểu tương đương tăng 30 đại biểu so với hiện nay.

2. Chính sách với cán bộ, công chức tại TP. Hà Nội

2.1 Hưởng thu nhập tăng thêm

Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Thủ đô 2024, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan sau đây sẽ được hưởng thu nhập tăng thêm theo năng lực, hiệu quả công việc:

Cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

Đơn vị sự nghiệp công lập được đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên do TP quản lý.

Trong đó, mức chi thu nhập tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.

2.2. Quản lý doanh nghiệp

Theo khoản 4 Điều 23 Luật Thủ đô năm 2024, viên chức được tham gia góp vốn, quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở dưới đây thành lập/tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thuộc quyền sở hữu trí tuệ của mình trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ 05 trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Thủ đô năm 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 gồm: Việc quản lý, sử dụng không gian ngầm quy định tại Điều 19 của Luật; Việc thành lập khu phát triển thương mại và văn hoá quy định tại khoản 7 Điều 21 của Luật; Việc phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quy định tại Điều 23 của Luật; Việc thử nghiệm có kiểm soát quy định tại Điều 25 của Luật và thực hiện hợp đồng xây dựng – chuyển giao quy định tại Điều 40 của Luật./.

 

                                                                                                                                                     Nguyễn Thanh Vân

 

 

LIÊN KẾT WEBSITE

  • Quảng cáo
  • Quảng cáo
  • Quảng cáo
  • Quảng cáo

Ứng dụng nội bộ

 

Hiển thị Media

Không tìm thấy video nào

THời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

Số lượng truy cập

Đang truy cập: 80
Tổng: 8.269.343

Bình chọn

Lấy ý kiến bình chọn về nội dung trên trang ?