PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2021.
Ngày đăng 17/11/2020 | 8:40 AM  | View count: 4045

Ngày 19/10/2020, Thanh tra Chính phủ ban hành văn bản số 1792/TTCP-KHTH về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2021.

Căn cứ Luật Thanh tra, Thông tư 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra; định hướng chương trình thanh tra năm 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Văn bản số 2840/VPCP-V.I ngày 14/10/2020 của Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2021 với mục tiêu hoạt động của các cơ quan thanh tra cần bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện nay; bám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở các cấp, các ngành; tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh tra; tập trung thanh tra vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra; nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, đảm bảo chặt chẽ, khách quan, kịp thời và khả thi; xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục hồi và phát triên kinh tế. Xác định phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, điều hành, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực; triển khai thực hiện có hiệu quả Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, kiểm soát xung đột lợi ích, phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước. Nâng cao năng lực của ngành Thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Theo đó, nhiệm vụ chủ yếu của UBND cấp tỉnhThanh tra tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

- Về công tác thanh tra:

Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của Giám đốc sở và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, trong đó tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, đơn thư tố cáo tiêu cực, tham nhũng, dư luận có nhiều ý kiến.

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, ban, ngành cấp tỉnh, trong đó cần tập trung vào những nội dung quan trọng, lĩnh vực dư luận xã hội quan tâm.

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Ưỷ ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã, tập trung công tác quản lý, sử dụng đất đai; xây dựng; đầu tư, mua sắm tài sản công; khai thác tài nguyên, khoáng sản, chương trình mục tiêu quốc gia.

Thanh tra công tác quản lý và thực hiện các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai tại đô thị theo Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 6/12/2019 của Chính phủ.

Thanh tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ, việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh covid-19.

Thanh tra về phòng, chống rửa tiền; việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động phòng cháy, chữa cháy.

Thanh tra vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại, kiểm tra tính chính xác, khách quan các kết luận thanh tra của sở, huyện.

Tăng cường việc điều phối hoạt động của các cơ quan Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện trong phạm vi địa phương quản lý, nhằm tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra.

- Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, té cáo

Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QD/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Luật khiếu nại, Luật tố cáo (sửa đổi), Luật Tiếp công dân, Nghị định quy định chi tiết thi hành các luật này và hướng dân nghiệp vụ công tác tiêp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nghiêm túc thực hiện chế độ tiếp công dân định kỳ và đột xuất.

Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, phù hợp thực tế đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 90%. Tích cực phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, nhất là vụ việc liên quan đến nhân sự bầu cử đại biêu Quôc hội khóa XV, đại biêu Hội đồng nhân dân các câp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 1849/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 363/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ về tiến hành kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, qua đó giải quyết căn bản tình hình khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài nhằm góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường và có giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung ở những địa bàn, lĩnh vực xảy ra khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, không để phát sinh “điểm nóng”.

Chú trọng làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở gắn với công tác dân vận, tích cực vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hạn chế việc khiếu nại, tố cáo không đúng quy định; đồng thời nghiên cứu, phát huy cách làm mới, phù hợp trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình dịch bệnh Covid-19 để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Cơ sở dữ liệu Quôc gia vê khiếu nại, tô cáo ngay sau khi được ban hành nhăm phát huy tối đa hiệu quả việc quản lý khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào hoạt động tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật trên các lĩnh vực dễ phát sinh khiêu nại, tố cáo. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, sắp xếp, bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác này.

- Về công tác phòng, chống tham nhũng

Triển khai thi hành Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu lực, hiệu quả; khẩn trương triển khai thi hành những quy định mới về kiểm soát tài sản, thu nhập, kiểm soát xung đột lợi ích, phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước, thanh tra phát hiện, xử lý tham nhũng... tập trung xử lý nghiêm, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc;

Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng; tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là công tác kê khai tài sản, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện quy định về công khai, minh bạch trên các lĩnh vực (đặc biệt trong quy hoạch, sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, dự án đầu tư tuyển dụng, bổ nhiệm...); phát hiện, xử lý kịp thời nghiêm minh các vụ việc tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm của người đứng đâu đê xảy ra tham nhũng và chuyên điêu tra các vụ việc có dâu hiệu tội phạm tham nhũng;

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chú trọng đổi mới hình thức, cách thức tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống tham nhũng.

- Về công tác xây dựng ngành

Tập trung nghiên cứu xây dựng dự án Luật thanh tra (sửa đổi) bảo đảm chất lượng và tiến độ trình Quốc hội; hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Rà soát các quy định pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng để phát hiện chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, từ đó sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung bảo đảm sự thống nhất của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Có giải pháp nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức và Nhân dân, góp phần thúc đẩy hiệu quả công tác của ngành Thanh tra;

Thanh tra các cấp, các ngành tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 6, Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII; Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, trong đó chú trọng xây dựng tổ chức bộ máy, đào tạo, thực hiện chế độ, chính sách để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ./.

Thùy Dương

 

 

LIÊN KẾT WEBSITE

  • Quảng cáo
  • Quảng cáo
  • Quảng cáo
  • Quảng cáo

Ứng dụng nội bộ

 

Hiển thị Media

Không tìm thấy video nào

THời tiết

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

Số lượng truy cập

Đang truy cập: 49
Tổng: 8.200.341

Bình chọn

Lấy ý kiến bình chọn về nội dung trên trang ?