PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Ngày24/12/2020, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 247/KH-UBND về phòng, chống dịch năm 2021.
Hà Nội là Thành phố lớn, là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, là đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế, với dân số đông, mật độ dân số cao, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp nên ngoài việc đối mặt với dịch bệnh xâm nhập như COVID-19, các dịch bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, sởì, tay chân miệng.... thường xuyên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Đe chủ động triển khai các hoạt động phòng chổng bệnh dịch trên địa bàn Thành phố nhằm hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại do bệnh dịch gây nên, UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch thành phố Hà Nội năm 2021 với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô; kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh COV1D-19, không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, phấn đấu năm 2021:100% UBND các cấp từ Thành phố đến xã, phường, thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh sát với tình hình thực tế của địa phương; 100% UBND xã, phường, thị trấn xây dựng lực lượng cộng tác viên y tể - dân số, tổ COVID cộng đồng, đội xung kích diệt bọ gậy khi có ổ dịch sốt xuất huyết, nhằm hỗ trợ cơ quan y tế địa phương thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; phát hiện sớm, khoanh vùng xử lý kịp thời nhằm giảm số mắc và tử vong do một số bệnh truyền nhiễm lưu hành, sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với những dịch bệnh mới nổi đặc biệt là COV1D-19, dịch bệnh xâm nhập nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh tế, vãn hóa xã hội; tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và truyền thông nâng cao sức khỏe tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chú trọng truyền thông nguy cơ, truyền thông trực tiếp.
Kế hoạch ban hành gồm 11 nhiệm vụ trọng tâm:
- Công tác chỉ đạo, điều hành: tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch; rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo của địa phương, đơn vị nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong triển khai công tác phòng chống dịch; xây dựng kế hoạch phòng chống dịch năm 2021 trên địa bàn phù hợp với các nội dung ngành y tế triển khai.
- Công tác tuyên truyền: đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen cho cộng đồng để nâng cao tinh thần chủ động của người dân về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi mắc bệnh; đa dạng hoá các hình thức truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Truyền hình, báo, chí của Trung ương và Hà Nội; qua hệ thống Đài Truyền thanh quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; qua pano, tờ rơi, tờ gấp và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng. Nội dung và phương pháp tuyên truyền phải phong phú, ngắn gọn, cụ thể, xúc tích, hấp dẫn để mọi người dân dễ tiếp thu và thực hiện, chú trọng tuyên truyền những biện pháp phòng, chống dịch.
- Công tác cách ly, giám sát, xử lý dịch: tiếp tục củng cố, bố trí đủ, ổn định và nâng cao năng lực của các cán bộ y tế tham gia hệ thống giám sát dịch từ Thành phố đến cơ sở với mục tiêu phát hiện sớm, truy vết, khoanh vùng và xử lý kịp thời dịch bệnh, không để dịch lan rộng. Chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng các trang thiết bị, vật tư, hóa chất cho công tác xử lý ổ dịch. Tăng cường công tác giám sát dịch tại các cửa khẩu, đặc biệt là tại sân bay Quốc tế Nội Bài - tiếp tục duy trì kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa và khai báo y tế.Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, y tế tư nhân, y tế cơ quan, trường học, đặc biệt mạng lưới cộng tác viên y tế - dân số trong việc phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời ca bệnh dịch để tổ chức xử lý dịch triệt để và huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch.
- Công tác thu dung điều trị bệnh nhân: tăng cường năng lực cho Bệnh viện các tuyến, tổ chức phân tuyến điều trị, thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh; thường xuyên tập huấn về phác đồ điều trị các bệnh truyền nhiễm gây dịch.Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện chẩn đoán, cấp cứu, điều trị bệnh nhân để giảm tử vong do bệnh dịch.
- Công tác xét nghiệm: tiếp tục tăng cường năng lực xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh cho các cơ sở y tế tại các tuyến, đặc biệt là công tác xét nghiệm đối với những dịch bệnh nguy hiểm mới nổi như dịch bệnh COVID-19.
- Công tác đào tạo, tập huấn: tổ chức tập huấn cho thành viên Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành về những văn bản pháp luật trong công tác phòng chống dịch: Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật...Tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên những kiến thức trong giám sát, phát hiện bệnh dịch; công tác khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và trang bị kỹ năng truyền thông phòng chống dịch cho cộng đồng.Thường xuyên cập nhật các quy định, quy trình về giám sát, xử lý dịch, phác đồ điều trị các bệnh mới nổi có nguy cơ xâm nhập và triển khai tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế.
- Công tác vệ sinh môi trường phòng chống dịch: Các quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn, các trường học, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công trường xây dựng đóng trên địa bàn Hà Nội duy trì hoạt động tổng vệ sinh môi trường chủ động phòng chổng dịch bệnh trong đó có bệnh sốt xuất huyết vào chiều thứ sáu hàng tuần theo Chỉ thị số 04/2003/CT-UB ngày 17/01/2003 của UBND thành phố Hà Nội.
- Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Tăng cường công tác phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua đường thực phẩm và thực hiện tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm.Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm để chủ động phòng ngừa bệnh dịch lây sang người.
- Công tác tiêm chủng vắc xin: tiếp tục thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng: đảm bảo các đối tượng được tiêm đủ mũi, đúng thời gian. Tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi bổ sung để phòng chống dịch sởi. Tăng cường kiểm tra việc đảm bảo an toàn trong tiêm chủng theo chỉ đạo của Bộ Y tế và quy định của Chính phủ tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về hoạt động tiêm chủng.Tổ chức tập huấn thực hành an toàn tiêm chủng và cấp giấy chứng nhận tham gia tập huấn thường xuyên, đảm bảo tất cả cán bộ làm công tác tiêm chủng phải có đầy đủ kỹ năng theo quy định.Triển khai tốt tiêm vắc xin phòng một số dịch, bệnh trên gia súc, gia cầm như: Bệnh dại trên chó, mèo; cúm gia cầm; bệnh tai xanh trên lợn; lở mồm long móng trên gia súc...
- Công tác đảm bảo hậu cần cho phòng chống dịch: chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc men cho công tác phòng, chống dịch.Đảm bảo cung ứng đủ vắc xin phòng dịch ở người cũng như vắc xin phòng dịch cho gia súc, gia cầm.Bố trí đủ giường bệnh, dịch truyền, thuốc men sẵn sàng cấp cứu, điều trị bệnh nhân hạn chế thấp nhất tử vong do dịch.
- Công tác kiểm tra: Ban Chỉ đạo các cấp xây dựng Kế hoạch định kỳ kiểm tra công tác phòng, chống dịch đồng thời căn cứ vào diễn biến dịch bệnh Ban Chỉ đạo các cấp tổ chức kiểm tra đột xuất để kịp thời chỉ đạo công tác phòng, chống dịch.
Theo đó, UBND Thành phố giao Sở Y tếtham mưu UBND Thành phố chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội; chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch: giám sát chặt chẽ dịch tại cộng đồng, cơ sở y tế (giám sát trọng điểm, giám sát 0 dịch cũ, giám sát véc tơ truyền bệnh, giám sát ca bệnh...) để kịp thời phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát; giám sát hành khách nhập cảnh từ các vùng có dịch, vùng có ổ dịch cũ nhằm phát hiện sớm ca bệnh dịch để cách ly không để dịch xâm nhập./.
Thanh Thúy
THÔNG BÁO
-
Thông báo về việc nghỉ lễ, Tết năm 2019 (26/09/2018)
Hiển thị Media
THời tiết
Hà Nội | |
Đà Nẵng | |
TP Hồ Chí Minh |